Văn hoá trà đạo Hàn Quốc – Cội nguồn và ý nghĩa nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc

Rate this post

Văn hoá trà đạo Hàn Quốc – Cội nguồn và ý nghĩa nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc. Tìm hiểu về văn hoá pha trà, thưởng trà tại Hàn Quốc. Trà đạo Hàn Quốc thể hiện bản sắc văn hoá như thế nào của Bạch y dân tộc?

Mục đích của các bạn trẻ khi du học tại Hàn Quốc không chỉ để học trong môi trường hiện đại mà còn khám phá những nét văn hóa truyền thống của người dân thập phương.

Đặc biệt, văn hóa trà đạo Hàn Quốc mang đậm dấu ấn Hàn xưa ngày càng được các du học sinh tìm hiểu, nắm bắt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về nét văn hóa này.

Cội nguồn trà đạo Hàn Quốc

Sử sách ghi chép lại câu chuyện của Hoàng hậu Ho Hwang của vương quốc Karak (Hàn Quốc những năm 42 trước Công nguyên đến 533 sau Công nguyên) đã mua cây trà từ Ấn Độ về trồng. Ngày nay, ở vùng núi Chiri – nguồn gốc cây trà Hàn Quốc là nơi sản xuất trà hảo hạng, cung cấp mọi miền của tổ quốc.

Thời Tam Triều (năm 18 trước Công nguyên đến 668 sau Công nguyên) về sau, nhiều sử sách ghi chép cũng nhắc đến loại cây này. Nhưng từ triều Silla – Hàn Quốc thống nhất (668 sau Công Nguyên đến 935 sau Công nguyên) thì trà ngày càng phổ biến ở mọi nơi, đặc biệt là trong triều đình, tầng lớp tu sĩ và triết gia.

xem ngay:  Hướng dẫn đi xe buýt ở Hàn Quốc - Tìm hiểu cách tra xe buýt, giá đi xe bus ở Hàn

Nghiên cứu văn hóa trà đạo Hàn Quốc – món quà tinh thần của người Hàn

Trà trở thành quốc lễ từ năm 935 sau Công nguyên dưới thời Koryo. Trà không chỉ được dùng trong dân gian mà còn được pha và dâng cúng Phật. Đến xã hội hiện đại này, uống trà phổ biến trong mọi tầng lớp.

Bậc thầy về văn hoá trà Hàn Quốc – bà Kam Seung-hee đã thành lập Học viện giáo dục trà lễ vào năm 1979 để nghiên cứu và bảo tồn lịch sử và phong tục trà đạo tại Hàn Quốc.

Nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc

Trà đạo Hàn Quốc được thưởng thức tại phòng khách yên tĩnh. Người Hàn mặc y phục truyền thống khi uống trà. Nước trà được pha từ nguồn nước tinh khiết từ thiên nhiên như nước suối, nước giếng hoặc nước mưa. Sau đó, nước này được đun sôi trên một lò bằng đồng đặt tại phòng khách. Khi nước sôi, người pha trà sẽ tráng nước sôi ở ấm trà và chung trà để chúng nóng lên.

Chung trà giống như tách nhưng không có quai và được đặt lên một dĩa nhỏ bằng gỗ. Hộp đựng trà có thẻ đong trà bằng tre để xúc trà vào bình. Mỗi buổi uống trà thường có bốn người. Nước sau khi sôi được để nguội xuống khoảng 70 độ C đến 80 độ C và được rót chậm rãi, đều đặn từ ấm đến bình. Sau đó, chờ khoảng 2 phút để thấm trà.

xem ngay:  Chia sẻ bí quyết học tiếng Hàn hiệu quả cho người mới bắt đầu

Việc pha trà không đơn giản mà yêu cầu người pha phải xác định được lượng nước và trà để nước trà có hương vị đặc trưng. Chất lượng trà được quyết định bởi nước pha trà, lá trà, nhiệt độ, thời gian pha trà.

Theo các nghệ nhân pha trà, các búp trà chất lượng cao thường được hái vào đầu mùa xuân và phơi sấy cẩn thận để giữ được màu xanh non, mềm mại của trà. Nếu các bạn đi du học Hàn muốn theo đuổi nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc, trước tiên cần học cách phân biệt chất lượng búp trà.

Ý nghĩa trà đạo tại Hàn Quốc

Cũng giống Nhật Bản, trà đạo Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, văn hóa trà đạo Hàn Quốc cũng mang tôn chỉ “Hòa, Kính, Kiệm, Chân”. Trà đạo thể hiện triết lý Phật giáo. Theo triết lý Thiền, con người nằm trong vũ trụ là thế giới tự nhiên.

Con người không thể lí giải từ tận sâu thẳm mỗi người. Khi hòa tâm mình vào thiên nhiên thì người thưởng trà sẽ nhận thức được những chuyện ưu phiền. Bằng việc uống trà, hồn người tĩnh lặng, an yên, tâm trí không bị chi phối bởi bên ngoài. Lúc này, trí óc sẽ tập trung, nhận ra được nhiều điều.

Trà đạo Hàn Quốc mang đậm ý nghĩa văn hoá

Vị Tiền bối có công đưa “trà” thành “đạo” ở Hàn Quốc là Thiền sư Thảo Y trong thời hậu Joseon. Ngài chuyên canh trồng chè và tĩnh tâm tu hành. Ngài truyền tụng răng: “Việc cuốc đất trồng Trà và thưởng thức Trà Đạo so với sự tu hành chẳng khác…” Ngài đã giới thiệu đến độc giả về dược lý của trà Hàn Quốc hơn hẳn với trà Trung bằng những áng thơ:

xem ngay:  Thủ đô của Hàn Quốc là gì? Seoul hay Busan

“Tiếng nước sôi trong veo sao tĩnh lặng

Hương trà thơm mát dịu thấu tới xương

Tâm hồn vu vơ bừng tỉnh giấc

Mây trắng trăng thanh hai vị khách hững hờ

Liệu có bằng nơi đây của người tu niệm!”

Qua vài dòng thơ ngắn, mộc mạc nhưng thấu tình đạt lý, Ngài đã thể hiện niềm hạnh phúc an lạc của một người khi thường thức một chén Trà thơm ngon với những khoảnh khắc êm đềm thơ mộng.

Từ văn hóa Trà đạo Hàn Quốc, hương vị Trà lan tỏa khắp mọi miền nước Hàn như một món quà tinh thần đem lại nguồn sống mới cho mọi người. Hi vọng bài viết từ báo Hàn Quốc hôm nay đã giúp bạn phần nào khám phá được những nét văn hóa đặc sắc tại “xứ sở kim chi” xinh đẹp.

Related Posts

Add Comment