Độc đáo ý nghĩa hình ảnh lá cờ Nhật Bản

Rate this post

Tìm hiểu những điều bạn chưa biết về quốc kỳ Nhật Bản và ý nghĩa, hình ảnh lá cờ của nước Nhật Bản một cách chi tiết để hiểu rõ hơn về đất nước Nhật xinh đẹp.

Mỗi quốc gia đều có quốc kỳ riêng. Quốc kỳ hay còn gọi là lá cờ được xem là một trong những biểu tượng đặc trưng, thiêng liêng cho đất nước mình. Nó mang trong mình một phần bản sắc văn hóa, niềm tự hào của dân tộc.

Nhưng đằng sau mỗi lá cờ khác nhau lại luôn ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc riêng biệt. Chính vì vậy, hãy cùng languagelink.com.vn/duhoc tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Lịch sử lá cờ Nhật Bản

Cờ Nhật Bản được gắn liền với biểu tượng mặt trời và được xuất hiện từ thế kỷ thứ 7, tuy nguồn gốc không chính xác những hầu hết các học giả tin rằng nó liên quan tới cái tên “đất nước mặt trời mọc” của chính mình.

Quốc kỳ Nhật Bản trước năm 1990

Trong giai đoạn này, quốc kỳ Nhật Bản có tên gọi là “Nisshōki” nhưng qua tiếng gọi của người dân với cái tên “Hinomaru” bởi lá cờ có hình tròn màu đỏ nằm giữa và viết các chữ bên cạnh, nó thể hiện cho mặt trời của nước Nhật lúc bấy giờ.

Lá cờ hình mặt trời ban đầu được sử dụng bởi Shogun trong thế kỷ 13, khi người lính Nhật mang ra chiến trường thì cái tên Hinomaru mới chính thức được công nhận vào năm 27/2/1870.

xem ngay:  Tết ở Nhật Bản - Phong tục đón tết truyền thống của người Nhật Bản

Độc đáo ý nghĩa hình ảnh lá cờ Nhật Bản

Qua nhiều biến cố xảy ra, đến năm 1999 các lá cờ Hinomaru của Nhật Bản chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia. 

Đừng quên xem những thông tin tuyển sinh du học Nhật Bản mới nhất được cập nhật liên tục trên trang giúp bạn nhanh chóng đặt chân tới đất nước mặt trời mọc xinh đẹp này.

Quốc kỳ Nhật sau những năm 1990

Những năm sau 1990 việc sử dụng quốc kỳ ngày càng được tăng lên khi nước Nhật phát triển thành một đế quốc. Quốc kỳ Nhật hiện diện sau những chiến trang và trở thành một công cụ của chủ nghĩa đế quốc Nhật tại Đông Nam á trong chiến tranh thế giới thứ II.

Trải qua nhiều biến đổi tư tưởng, quốc kỳ ít được sử dụng tại Nhật Bản sau chiến tranh và xảy ra nhiều mâu thuẫn tư tưởng về Hinomaru.

Nhưng đến cuối cùng vào ngày 13/8/1990, pháp luật đã chính thức công nhận Hinomaru làm quốc kỳ Nhật Bản và Kimigayo là quốc ca.

Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản

Hình ảnh lá cờ Nhật Bản có tỷ lệ 2:3, được thiết kế một vòng tròn đỏ tượng trưng cho sự chân thành, nhiệt tình nằm trên nền trắng thể hiện sự thuần khiết và chính trực.

Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản

Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản

Ngoài ra, vòng tròn màu đỏ đó chính là biểu tượng của nữ thần Amaterasu, vị thần mặt trời khai phá ra nước Nhật trong truyền thuyết và là tổ tiên của các Thiên hoàng theo thần thoại Nhật. Còn màu trắng của nền cờ là biểu tượng đức tính ngay thẳng của con người Nhật Bản.

xem ngay:  Du học Hàn Quốc ngành quan hệ quốc tế - Thông tin cơ bản cần biết

Bởi theo huyền sử Nhật Bản, nữ thần Amaterasu đã tạo ra đất nước Nhật vào 2700 năm trước, chính vì vậy người Nhật tin rằng nữ thần Amaterasu chính là tổ tiên của Thiên hoàng (Thiên tử – con trời) đầu tiên nên gọi nước Nhật là xứ sở mặt trời mọc.

Giờ thì bạn đã biết rõ về hình ảnh, ý nghĩa của lá cờ nước Nhật Bản với từng chi tiết. Hãy theo dõi trang để cập nhật nhiều thông tin hữu ích trên báo Nhật Bản hôm nay trên languagelink.com.vn/duhoc trước khi đi du lịch hay sang Nhật du học và làm việc nhé.

Related Posts

Add Comment