Tết ở Nhật Bản – Phong tục đón tết truyền thống của người Nhật Bản

Rate this post

Tết ở Nhật Bản – Phong tục đón tết truyền thống của người Nhật Bản. Khám phá đặc trưng tết cổ truyền Nhật Bản, các món ăn truyền thống, lễ hội tết Nhật Bản,…

Cũng giống như hầu hết các nước Châu Á, người Nhật Bản cũng có tết truyền thống của riêng mình. Đó chính là tết cổ truyền Nhật Bản được gọi với cái tên “Oshougatsu” được bắt nguồn từ phong tục chào đón các vị thần năm mới Toshigamisama – vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và tài lộc.

Bạn có biết, trong ngày tết ở Nhật Bản cũng ăn cơm tất niên, viết thiệp chúc tết, lì xì đầu năm và tham gia lễ hội,…mặc dù từ lâu Nhật Bản đã không còn đón tết Âm lịch nhưng tết truyền thống của Nhật Bản vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng truyền thống của phương Đông.

Chính điều này đã hấp dẫn biết bao du khách và các bạn du học sinh nước ngoài học tập ở xứ sở hoa anh đào đam mê vẻ đẹp của đất nước và con người nơi đây. Chỉ cần đến Nhật vào dịp lễ hội Oshougatsu, bạn sẽ có cơ hội đón tết và những trải nghiệm các phong tục đón tết của người Nhật Bản.

Mọi thông tin tại duhochannhat được cập nhật trực tiếp từ báo nhật bản online sẽ mang đến những thông tin về đất nước Nhật Bản và tin tức du học sinh mới nhất.

Tết Nhật Bản vào ngày nào?

Rất nhiều người có thắc mắc rằng Nhật Bản nghỉ tết mấy ngày, lịch nghỉ tết của Nhật Bản vào ngày nào? Tết cổ truyền của Nhật Bản Oshougatsu diễn ra 3 ngày, bắt đầu từ ngày 1-1 đến ngày 3-1 dương lịch hàng năm và người dân nơi đây chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8-12 đến 12-12.

xem ngay:  Chia sẻ kinh nghiệm săn học bổng du học Nhật Bản hiệu quả nhất

Ngày 1-1 được coi là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới tốt lành, thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp nhất.

Tết ở Nhật Bản – Phong tục đón tết truyền thống của người Nhật Bản

Đến với tết Nhật Bản bạn sẽ có cảm giác vừa lạ lẫm lại vừa thân quen bởi có những nét tương đồng với các nước phương Đông. Tuy nhiên, nếu có cơ hội đón tết ở Nhật Bản bạn sẽ thấy những nét đẹp đặc trưng về phong tục tập quán khác biệt với nhiều nghi thức, lễ hội đặc biệt riêng biệt mang phong cách của một đất nước giàu nét đẹp truyền thống.

Những phong tục đón tết truyền thống của người Nhật Bản

Treo shimenawa trước cửa nhà

Trong phong tục tết của người Nhật Bản không thể thiếu việc treo shimenawa trước cửa nhà vào những ngày đầu năm mới, mang ý nghĩa trừ đuổi tà ma, ma quỷ để trào đón những vị thần mang may mắn đến với gia đình.

Ngoài ra, chúng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những điều bình an, tốt lành hiện diện trong cuộc sống của gia đình treo Shimenawa.

Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa

Bó Kadomatsu truyền thống rất đẹp được làm từ 3 ống tre tươi và một vài cành thông xếp theo số lẻ cùng những đồ trang trí tạo điểm nhấn cho Kadomatsu thêm bắt mắt. Khi đặt Kadomatsu ở cạnh cửa nhà sẽ mang ý nghĩa của sự sống bất diệt và trường tồn dù có bất cứ khó khăn gì xảy ra.

Đặt Wakazari trong bếp

Wakazari được làm từ một đoạn dây thừng, tạo thành hình tròn rồi kết hoa lên phía đầu để treo trong bếp. Đặt Wakazari trong bếp mang ý nghĩa tạ ơn các vị thần nước – lửa đã đem lại cho gia đình sự sung túc, đầy đủ cùng những bữa cơm gia đình đầm ấm và hạnh phúc.

xem ngay:  Khám phá văn hóa cách ăn uống của người Nhật Bản qua quy tắc trên bàn ăn

Những phong tục đón tết truyền thống của người Nhật Bản

Đi chùa vào năm mới

Đi chùa vào năm mới được coi là phong tục ngày tết của Nhật Bản. Mọi người đến đền chùa với mong ước cầu bình an, an khang, thịnh vượng, hạnh phúc và sức khỏe trong năm mới. Ngoài ra, họ thường rút quẻ, mua bùa để lấy đó làm chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm.

Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần

Cũng giống như các nước Châu Á, tết nguyên đán ở Nhật Bản cũng không thiếu phong tục thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần vào đêm giao thừa. Người Nhật thường đặt các loại bánh Tokonoma và bánh dày lên bàn thờ cúng nhằm tỏ lành thành kính, biết ơn tới thần linh, tổ tiên, ông bà đã phù hộ.

Lì xì đầu năm mới

Cũng giống như Việt Nam, vào những ngày đầu năm mới người Nhật Bản thường mừng tuổi cho trẻ con và người già.  

Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni

Trong  truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản vào ngày mùng 1 tết, các vị thần Toshidon sẽ xuất hiện để ban tặng cho các bé ngoan, vâng lời cha mẹ bằng chiếc bánh dầy Ozoni. Kể từ đó đến nay mỗi khi đến dịp tết truyền thống ở Nhật Bản, mọi người thường ăn bánh dầy Ozoni vào mùng 1 tết.

Chuẩn bị thiệp tết Nhật Bản ghi lời cảm ơn

Người Nhật thường có truyền thống viết và chuẩn bị những bưu thiếp trong dịp tết, những bưu thiếp này sẽ được gửi tặng vào ngày mùng 1 được nhiều người quý trọng. Có thể nói phong tục này thể hiện rõ nét văn hóa “cảm ơn” đặc trưng nhất của người Nhật.

xem ngay:  Du học Hàn Quốc ngành y học cổ truyền - Điều kiện du học ngành y khoa tại Hàn Quốc 2019

Chơi những trò chơi dân gian tại lễ hội tết Nhật Bản

Những trò chơi dân gian tại lễ hội tết Nhật Bản vào dịp năm mới như thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi,…Đây là những hoạt động thu hút rất nhiều người tham gia và hưởng ứng.

OSECHI – Món ăn truyền thống Nhật Bản ngày tết

Vào ngày tết ở Việt Nam có bánh chưng là món ăn truyền thống thì ngày tết Nhật Bản không thể thiếu món Osechi-Ryori.

Osechi-Ryori chính là món ăn được chuẩn bị kỹ lưỡng từ những ngày trước tết do các bà mẹ nội trợ người Nhật khéo léo chế biến. Có thể nói, Osechi-Ryori được ra đời cách đây khoảng hơn 1000 năm trước, món ăn được thiết kế khoảng vài chục món ăn theo thực đơn của ngày tết rất cầu kỳ và đặc bày biện gọn gàng trong một cái hộp nhiều tầng gọi là Jubako.

OSECHI – Món ăn truyền thống Nhật Bản ngày tết

Tầng đầu tiên của hộp là món hầm và món khai vị, tầng thứ hai là món ăn nhẹ, còn tầng cuối cùng là món ăn chính. Có thể nói các món Osechi khá đặc biệt, đủ vị ngọt và mặn mang ý nghĩa thay lời cầu chúc năm mới nhiều may mắn, niềm vui.

Đón tết nguyên đán Nhật Bản sẽ là trải nghiệm thú vị và ấn tượng khó quên nhất đối với khách du lịch và các bạn du học Nhật Bản vừa học vừa làm khi đặt chân lên xứ sở hoa anh đào. 

Related Posts

Add Comment