Quốc hoa của Nhật Bản là hoa gì? Hoa cúc quốc hoa của Nhật Bản hay hoa anh đào? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa quốc hoa Nhật Bản qua bài viết dưới đây!
Nhắc đến Nhật Bản, bất cứ ai cũng nghĩ đến hình ảnh những bông hoa anh đào mỏng manh, đẹp cuốn hút mang trong mình ý nghĩa về tinh thần, đại diện cho sức mạnh võ sĩ đạo bất khuất, kiên trung và được coi là quốc hồn của Nhật Bản. Không chỉ vậy, cái tên “xứ sở hoa anh đào” được du khách năm châu biết đến bởi nó gắn liền với đất nước Nhật Bản xinh đẹp.
Chính điều đó, khiến nhiều người lầm tưởng quốc hoa Nhật Bản chính là hoa anh đào. Tuy nhiên, trong hoàng thất hay pháp luật, loài hoa đảm nhiệm vai trò sứ mệnh cao cả ấy chính là HOA CÚC – quốc hoa của Nhật Bản mang biểu tượng cho phẩm chất cao quý, sự đầy đặn và phúc hậu của con người Nhật Bản.
Bởi nếu ai đó tinh ý sẽ thấy loài hoa trên quốc huy Nhật Bản chính là hình bông hoa cúc được vẽ cách điệu với 16 cánh bằng nhau. Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc quốc hoa của Nhật Bản là hoa gì? Hoa cúc hay hoa anh đào.
Vậy để hiểu rõ hơn về văn hóa, truyền thống, con người và tin tức nước Nhật cũng như quốc hoa của Nhật Bản, hãy cùng đọc qua bài viết khái quát đôi nét về quốc hoa Nhật Bản.
Nguồn gốc quốc hoa của Nhật Bản
Do đó, loài hoa xinh đẹp này không chỉ được xem là quốc hoa của đất nước Nhật Bản mà nó còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia cho tới tận ngày nay.
Nếu hoa anh đào mang vẻ đẹp mong manh và đại diện cho mùa xuân thì hoa cúc Nhật Bản lại mang nét đẹp huyền ảo đại diện cho sức sống, cho vẻ đẹp trường tồn và báo hiệu cho mùa thu của xứ sở phù tang.
Hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản
Hoa cúc được các học giả du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản cách đây khoảng 1000 năm trước.
Đặc biệt, vào thế thời Heian ở thế kỷ thứ VIII, hoa cúc chỉ được trồng trong nhà giới quý tộc và cung đình. Bởi hoa cúc là biểu tượng quan trọng mang nhiều ý nghĩa lịch sử văn hóa của người Nhật, chính vì vậy hình ảnh hoa cúc được hiện thân trên huy hiệu hoàng gia Nhật Bản với tên gọi là Cúc Văn (Kikumon), Cúc hoa văn (Kikukamon), Cúc ngự văn (Kikunogomon).
Ý nghĩa quốc hoa Nhật Bản
Ý nghĩa hoa cúc Nhật Bản trong văn hóa lịch sử
Tuy không phổ biến và được du khách năm châu biết đến như hoa anh đào, nhưng hoa cúc lại mang một ý nghĩa đặc biệt gắn liền với con người xứ sở phù tang như sau:
- Hoa cúc chính là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu.
- Hoa cúc biểu tượng cho sự phúc hậu, đầy đặn và bản chất tốt đẹp nhất.
Chính vì vậy, người Nhật luôn yêu thích loài hoa này và họ muốn đất nước mình sẽ mãi trường tồn vĩnh cửu,….Đó cũng là lý do tại sao hoa cúc trở thành quốc hoa của Nhật Bản và đại diện cho quốc hồn nét đẹp con người Nhật Bản trên toàn thế giới.
Hoa cúc còn được xem là quốc huy của Nhật Bản từ năm 1864 cho tới nay. Huy hiệu có một hình bông hoa cúc vàng 16 cánh bằng nhau được xếp xen kẽ nhau, vẽ dưới dạng những vân tròn mang ý nghĩa chiếu sáng như tên gọi “đất nước mặt trời mọc”.
Ý nghĩa hoa cúc quốc hoa Nhật Bản trong văn hóa lịch sử
Ngoài ra, hình ảnh hoa cúc xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất này. Đặc biệt, trên những chiếc áo kimono, những cuốn hộ chiếu, những ngôi đền cổ kính, thần đạo và thậm chí là ẩm thực cũng được lấy cảm hứng từ hoa cúc.
Ý nghĩa hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản hiện nay
Cứ độ thu về, vào khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm bạn sẽ thấy khắp đất nước Nhật Bản đều diễn ra các lễ hội triển lãm hoa cúc, đặc trưng nhất là lễ hội búp bê hoa cúc diễn ra tại thành phố Nihonmatsu thuộc tỉnh Fukushima.
Khi du khách đặt chân tới xứ sở phù tang thời điểm này, sẽ có cơ hội được chứng kiến một không gian văn hóa lễ hội tái hiện lại hình ảnh các nghệ sĩ nổi tiếng của Nhật Bản thông qua những hình nhân búp bê được khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống kimono được kết bằng hoa cúc tươi có kích thước như người thật, vô cùng sống động.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các du học sinh đang được tư vấn du học Nhật Bản có thêm những kiến thức bổ ích nhất về nền văn hóa, truyền thống lâu đời của “đất nước hoa cúc”.