Tôn giáo ở Nhật Bản – Những tôn giáo chính phổ biến của người Nhật Bản

Rate this post

Tôn giáo ở Nhật Bản bao gồm những tôn giáo nào? Tìm hiểu các tôn giáo chính phổ biến của Nhật Bản và tình hình tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật Bản hiện nay.

Khi nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia đa tôn giáo được thể hiện qua cả chiều dày lịch sử tại đất nước này. Quá trình phát triển của Nhật Bản luôn thấy được sự hiện diện của rất nhiều tôn giáo, chúng ảnh hưởng trực tiếp và để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hoá của người Nhật.

Vậy bạn đang có kế hoạch cho chuyến đi du học, làm việc, sinh sống tại Nhật Bản – một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Bạn đã trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết gì về văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo ở nơi này hay chưa?

Hãy cùng tìm hiểu các tôn giáo ở Nhật Bản có sự uyển chuyển linh hoạt như thế nào và những nét nổi bật rao sao để phù hợp với điều kiện đặc biệt của xứ sở hoa anh đào bạn nhé!

Diễn biến lịch sử tôn giáo Nhật Bản

Nhật Bản luôn tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và phong cách tôn giáo khác nhau được thể hiện qua việc đi lễ ở các đền của Thần đạo vào năm mới, nhưng lại đi thăm các chùa chiền của đạo Phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa,….

Chính vì vậy, năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120 triệu.

xem ngay:  Những điều kiêng kỵ của người Nhật Bản mà du học sinh nên tránh

Tôn giáo ở Nhật Bản đa dạng và đa sắc màu

Nhưng ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, có tới khoảng 92 triệu tín đồ dù trên thực tế các tín đồ này không hề tuân thủ theo bất cứ một quy định nào của đạo phật.

Trong đó, đạo cơ đốc cũng khá thịnh hành được đưa vào Nhật Bản năm 1549 với khoảng 1,7 triệu giáo dân. Được phát triển mạnh mẽ khi đất nước đang trong xung đột, không ổn định với hy vọng làm giàu trong buôn bán, tiếp thu kỹ thuật mới của phương Tây.

Ngoài ra, các tôn giáo khác có mặt tại xứ sở hoa anh đào đó là đạo Hồi có khoảng 155.000 tín đồ, đạo Khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6 và đạo gốc của Nhật Bản đó là Thần đạo (Shinto),…

Các tôn giáo chính chủ yếu và phổ biến ở Nhật Bản

Tại đất nước Nhật Bản xinh đẹp, ngoài Phật giáo còn tồn tại rất nhiều tôn giáo khác nhau. Do đó, rất nhiều người thắc mắc tôn giáo chính ở Nhật Bản là tôn giáo nào, hay băn khoăn không biết Nhật Bản theo tôn giáo nào và quy mô, sự ảnh hưởng của những tôn giáo này lên đời sống văn hoá, xã hội của người Nhật Bản ra sao?…

Đặc biệt đối với những bạn đang có ý định đặt chân đi du học Nhật Bản giá rẻ nên có những nhận thức rõ ràng về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo để tránh tình trạng xung đột tôn giáo, văn hoá và tư tưởng giữa những người, cộng đồng người không cùng quốc tịch.

xem ngay:  Tiền tệ Nhật Bản - Tìm hiểu ý nghĩa và lịch sử các đồng tiền Nhật Bản

Đạo Phật

Phật giáo lần đầu tiên đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, được giới thiệu tới Nhật vào năm 538 – 552 từ vương quốc Baekje ở Triều Tiên. Nhưng đến năm 587, Phật giáo với được triều đình Nhật Bản chấp nhận.

Đây chính là tôn giáo chính của Nhật Bản hiện nay bởi số lượng người Nhật tham gia đạo Phật rất lớn đã thể hiện ưu thế hơn so với các đạo khác. Theo như thống kê tính đến năm 2014 đã có hơn 377,000 tu sĩ Phật giáo, đại đức và các nhà lãnh đạo Phật giáo tại Nhật Bản.

Đạo Phật là tôn giáo chính của Nhật Bản hiện nay

Thần đạo (Shinto)

Shinto (Thần đạo) chính là đạo gốc của Nhật Bản, có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ xưa kia. Thần đạo cho rằng cây cối và loài vật trong thiên nhiên đều có quỷ thần vì vậy phải luôn được thờ cúng, đây cũng chính là lý do của việc sản sinh ra nhiều miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương tại đất nước này.

Đạo Cơ đốc

Đạo cơ đốc được du nhập vào Nhật Bản năm 1945, sau đó được phát triển nhân chóng vào nửa sau của thế kỷ khi trong nước đang không được ổn định, có nhiều xung đột.

Ngày nay, có khoảng từ 1 đến 2 triệu người Nhật theo cơ đốc giáo tức chiếm 1% dân số của Nhật Bản trong đó bao gồm có tín đồ tin lành và thiên chúa.

xem ngay:  10 quy tắc trên bàn ăn của người Hàn Quốc - Khám phá văn hóa ăn uống người Hàn

Đến thời điểm hiện tại một số tập tục của cơ đốc giáp đã trở nên phổ biến với cả những người không theo đạo được thể hiện qua việc mặc áo đầm trắng trong đám cưới, kỷ niệm ngày valentine và kỷ niệm ngày giáng sinh.

Đạo Hồi

Hồi giáo có khoảng 155.000 tín đồ bao gồm tất cả những người nước ngoài cư trú tạm thời trên đất nước Nhật.

Đạo Hồi được biết lần đầu tiên vào năm 1877, lúc đó giáo Hồi bắt đầu tìm được một chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Nhật trên phương diện kiến thức và một phần lịch sử văn hóa.

Đạo Khổng

Khổng giáo được du nhập vào Nhật Bản ở đầu thế kỷ 6, có ảnh hưởng lớn đến nếp suy nghĩ cũng như cách ứng xử của con người Nhật Bản lúc bấy giờ, theo thời gian sự ảnh hưởng này đã bị suy yếu dần.

Mặc dù, đạo khổng không được tiến hành như một tôn giáo, nhưng trên thực tế thì đạo khổng khá quan trọng đối với con người Nhật Bản bởi nó thể hiện cho tư cách chuẩn mực đạo đức của con người nơi đây.

Hy vọng với những chia sẻ sơ lược về tôn giáo Nhật Bản ở trên được cập nhật thường xuyên từ tin tức Nhật Bản 24h giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích về đất nước và con người Nhật Bản để chuẩn bị cho chuyến đi tới đất nước xinh đẹp này.

Related Posts

Add Comment