Biết được văn hóa nước Nhật Bản là điều vô cùng cần thiết trước khi sang Nhật du lịch, du học hay làm việc. Tìm hiểu trước văn hóa Nhật Bản để không bỡ ngỡ.
Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú bậc nhất, lôi cuốn được du khách, thực tập sinh bởi nét văn hóa đặc sắc và độc đáo nơi đây. Khi tiếp xúc lần đầu sẽ khiến bạn lạ lẫm về nền văn hóa xa lạ này, nhất là đối với những bạn khi mới đặt chân làm quen với môi trường mới khi đi du học, du lịch Nhật Bản.
Hãy cùng languagelink.com.vn/duhoc tìm hiểu nền văn hóa truyền thống đất nước Nhật Bản có gì độc đáo và khác biệt so với Việt Nam để bạn nhanh chóng ổn định và cảm thấy thoải mái khi đặt chân tới xứ sở hoa anh đào.
Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản
Người nhật bản được biết đến tính cách thoải mái, dễ chịu, lịch thiệp và nhã nhặn, nhưng người Nhật có ý thức tự trọng khá cao vì vậy cần phải hiểu rõ về nền văn hóa nhật bản trong giao tiếp để sử sự đúng mực khi sang đất nước xứ sở hoa anh đào du lịch, xuất khẩu và du học.
Trong văn hóa Nhật Bản thì văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản thì nghi thức đầu tiên đó là chào hỏi, người Nhật chào hỏi bằng cách cúi mình như sau: người dưới bao giờ cũng phải chào người trên trước, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên, khách là người trên,…
Trong văn hóa Nhật Bản thì văn hóa giao tiếp là nghi thức đầu tiên
Giao tiếp nhật bản của nhật có 3 kiểu cúi chào thông dụng sau:
- Kiểu Eshaku: Cúi 15 độ, trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình.
- Kiểu Keirei: Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt.
- Kiểu Saikeirei: Cúi 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình.
Giao tiếp bằng mắt cũng rất quan trọng đối với người nhật bởi nó thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và ngụ ý rằng bạn đang lắng nghe và chú ý đến những gì người khác nói.
Người Nhật thường tránh nhìn đối diện vào người đối thoại, bởi họ cho đó là người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực, vì vậy khi cúi chào thì mắt hãy nhìn sang hướng khác.
Ngoài ra, người Nhật họ còn sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp bởi họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều và họ luôn quan tâm về hành động nhiều hơn là lời nói.
Văn hóa ăn uống Nhật Bản
Trong nền văn hóa nhật bản hiện nay thì nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản luôn được coi trọng, trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu” có nghĩa là “xin mời”, đây là câu nói lịch sự trong mỗi bữa ăn nơi đây. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa với câu nói “gochiso sama desh*ta” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.
Văn hóa trang phục tại Nhật Bản
Nhật là đất nước khá tự do về ăn mặc cũng như thời trang, quần áo có thể mặc tùy theo phong cách, đẹp và rẻ nên thay đổi theo mùa điều đó sẽ dễ dàng.
Đối với phụ nữ tại Nhật thường ăn mặc kín đáo và hầu hết không được ăn mặc hở ngực hay hở lưng, chỉ có thể mặc váy ngắn và quần ngắn điều đó là không sao.
Văn hóa tặng quà người Nhật Bản
- Người Nhật kiêng việc tặng quà đắt tiền, khi tặng các món quà cần được gói bọc cẩn thận và đẹp mắt, sau đó đút vào túi kín nhằm mục đích không để người nhận nhìn thấy trong đó là gì khi trao tay.
Văn hóa tặng quà của người Nhật Bản được nhiều người biết đến
- Không nên tặng quà riêng cho một ai đó khi có mặt của người khác, nếu muốn tặng quà cho cả một nhóm người thì phải đảm bảo trao đủ quả cho tất cả mọi người có mặt tại đó. Nếu không đủ thì đừng tặng quà nữa nhé.
- Khi tặng quà hoặc nhận quà từ ai đó, bạn hãy đưa hai bàn tay và cúi người thấp xuống để tỏ lòng kính trọng, thay cho lời cảm ơn.
- Người Nhật kiêng việc mở quà ngay trước mặt người tặng.
- Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9 bởi nó nói đến điều không may.
- Một trong những điều cấm kỵ mà các bạn du học Nhật Bản vừa học vừa làm cần biết đó là việc tặng dao, kéo, món quà có in hình con cáo, biếu trà, hoa cúc hay đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ.
Một số lưu ý về văn hóa của Nhật Bản
- Khi nhờ vả hay làm phiền một ai đó, đối phương phải lập tức nói cảm ơn hoặc xin lỗi để thể hiện tinh thần của mình.
- Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu đã gắn liền với người Nhật, đó cũng là nét đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.
- Khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh kiểu Nhật Bản thì bạn phải quay mặt vào trong.
- Không nên đưa tiền bo khi tới đất nước Nhật.
- Trước khi vào nhà, phải cởi giày quay mũi ra ngoài và sau khi vào nhà thì phải đi bằng dép nhẹ trong nhà.
Trên đây là những thông tin về văn hóa Nhật Bản sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi giao tiếp tại Nhật. Đừng quên theo dõi tin tức nước Nhật mới nhất trên languagelink.com.vn/duhoc trước khi đi du lịch hay đi du học, làm việc tại Nhật Bản nhé!