Đại Thịnh “nở hoa “

Rate this post

KTNT – Xã Đại Thịnh (Mê Linh – Vĩnh Phúc) – mảnh đất “thiêng” với những trang sử hào hùng về chiến công của Hai Bà Trưng, dấu vết của di chỉ thành Dền, thành Vượng, thành ống. Qua bao thăng trầm của lịch sử, người dân nơi đây vẫn giữ được hồn cốt cha ông trong nỗ lực dựng xây quê hương. Về mỗi thôn làng, ngõ xóm của Đại Thịnh hôm nay, ai cũng cảm nhận thấy “đất thiêng” đang vươn mình mạnh mẽ…

Vượt trăm “cái khó”

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây chè

Vốn là xã thuần nông, những năm trước, đời sống của nhân dân Đại Thịnh gặp muôn vàn khó khăn. Sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, những năm ông trời “đỏng đảnh”, mưa nắng thất thường, bà con càng thêm khốn đốn. Đàn gia súc, gia cầm vốn “mỏng” còn bị điêu đứng bởi dịch bệnh. Làm thế nào để phát triển kinh tế, thoát khỏi cảnh đói nghèo trở thành nỗi lo thường trực của lãnh đạo địa phương.

Xem thêm: Cách phân biệt vịt đực cái

Những năm 1980, cơ hội đổi đời đã đến với nhân dân Đại Thịnh, nhờ có “cửa” xuất khẩu rau quả sang thị trường Đông Âu theo hình thức hàng đối lưu (rau quả đổi lương thực), thu nhập cao gấp mấy lần trồng lúa nên đời sống của người dân bớt khó khăn. Ngỡ đây là hướng làm ăn lâu dài, bà con đua nhau phát triển nhanh diện tích rau quả dẫn đến cung vượt cầu nên giá hàng hoá giảm nhanh chóng. Thêm vào đó, thị trường Đông Âu tan rã khiến bà con thêm một phen khốn đốn. Trong những ngày tháng khó khăn đó, “cơ duyên” đã đưa giống hoa hồng đến với mảnh đất lam lũ Đại Thịnh. Ông Bùi Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: “Nếu chỉ “bám” đồng ruộng sẽ rất khó khăn nhưng bà con xác định đất quê hương vẫn là cái “cội” để sinh sống, làm giàu. Tư tưởng “làm ăn lớn” bắt đầu từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từng ruộng rau củ dần được thay thế bằng những luống hoa hồng, huệ cho thu nhập cao. Từ những bước đi chập chững đó, Đại Thịnh và hàng chục xã khác của Mê Linh đã tìm được hướng đi mới cho mình”.

xem ngay:  “Vua” của “vùng đất chết”

Xem thêm: Thối rễ ở lan hồ điệp và cách cứu cây khỏi chết

Nhưng “cái khó” lại một lần nữa bủa vây, bởi những luống hoa mới chỉ giúp bà con thoát nghèo chứ chưa thể trở thành “đòn bẩy” giúp kinh tế địa phương có bước nhảy vọt. Một lần nữa người Đại Thịnh “xoay hướng” phát triển kinh tế bằng cách thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng nhà xưởng, xí nghiệp tại địa phương. Bao năm trời, tư tưởng phải có ruộng mới sống được đã ăn sâu vào nhận thức của người dân, chính vì thế, việc thu hồi và giải phóng mặt bằng hàng trăm hecta đất trở thành vấn đề nan giải. “Thời gian đầu triển khai những dự án, bà con chưa hiểu hết chủ trương đường lối nên phản ứng khá gay gắt. Chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động và dần nhận được sự ủng hộ của nhân dân”, ông Tuấn chia sẻ.

Mỗi tấc đất – vạn niềm vui

Xem thêm: Cách nuôi heo thịt nhanh lớn dành cho nhà nông

Để có được những nhà máy, xí nghiệp “hoành tráng” như ngày nay, biết bao khó khăn, thử thách mà người dân và chính quyền xã đã cùng vượt qua. Hình ảnh mới của Đại Thịnh được tô vẽ bởi những con đường, ngôi nhà, trường học khang trang, thoáng đãng. Công ty cổ phần Báo Phụ Nữ, Công ty TNHH Tùng Phương, Công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại Tiến Phương… đã trở thành một phần không thể tách rời trong “cơ thể” Đại Thịnh. Hàng trăm lao động đã tìm được việc làm, ngân sách địa phương đủ khả năng đầu tư cho các công trình giao thông, phúc lợi xã hội… Đây chính là cách thuyết phục hiệu quả nhất để giành được sự tin tưởng của nhân dân.

xem ngay:  "Ý tưởng" nhỏ, thành công lớn

Đến nay, Đại Thịnh đã thu hồi và giải phóng mặt bằng được 6 dự án, tương đương 120ha. Chúng tôi đến Đại Thịnh vào lúc chiều muộn, ngang khu hành chính trung tâm huyện mới được giải phóng mặt bằng có diện tích 50ha, không khí lao động của một “công trường lớn” vẫn nhộn nhịp, khẩn trương. Những chiếc xe lớn nhỏ chở vật liệu xây dựng, từng dãy nhà đang trong giai đoạn xây “thô”, công nhân luôn tay làm việc… Để có được khu trung tâm hành chính bề thế hiện đại trong tương lai không xa này, cán bộ địa phương đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền vận động. Dù còn không ít khó khăn do cơ chế, chính sách; giá cả thị trường biến động… nhưng niềm vui đã trọn vẹn nơi đây. Gặp những người dân có đất trong diện giải toả, bà con đã yên tâm nhận diện tích đất mới để chuẩn bị cho cuộc sống ngày mai. Thay bằng sự lam lũ, vất vả trên những đồng hoa, bà con có thể yên tâm kinh doanh các mặt hàng dịch vụ, quen dần với cách làm ăn mới.

Ông Trần Thanh Cảnh, Bí thư Huyện uỷ huyện Mê Linh cho biết: “Chặng đầu của con đường bao giờ cũng gian nan. Không chỉ Đại Thịnh, mà ở hầu hết các xã của Mê Linh đều vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Nhờ tuyên truyền, vận động và những việc làm thiết thực, chúng tôi đã thuyết phục được bà con. Từ phản đối, người dân chuyển sang đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện cho cán bộ xã, huyện hoàn thành công việc. Con số hàng trăm doanh nghiệp “đóng” trên địa bàn huyện với mức đóng góp rất lớn vào ngân sách địa phương là điều kiện quan trọng để chúng tôi đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi mang lại cuộc sống phồn thịnh hơn cho nhân dân”.

xem ngay:  2007- Năm của "Bình Đại"

Hy vọng, lần sau về thăm Đại Thịnh, nơi đây tiếp tục “nở hoa”. Và nụ cười thường trực trên môi mỗi người…

Lê Phương

Related Posts

Add Comment