Độc đáo với phong tục đám cưới truyền thống ở Nhật Bản

Rate this post

Đám cưới Nhật Bản – Khám phá những đặc trưng trong phong tục đám cưới truyền thống ở Nhật Bản, cùng những điều thú vị và độc đáo trong đám cưới truyền thống của người Nhật Bản.

Cưới hỏi là một phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc ở mỗi một quốc gia. Đặc biệt ở đất nước Nhật Bản, con người nơi đây luôn giữ gìn và phát huy tinh hoa dân tộc của mình. Điều đó được thể hiện rất rõ trong phong tục đám cưới ở Nhật Bản, phong tục cưới hỏi nơi đây thể hiện  nét văn hóa đặc sắc đáng để chúng ta tìm hiểu và ngưỡng mộ.

Chắc hẳn bạn tò mò về văn hóa đám cưới Nhật Bản có gì ấn tượng và khung cảnh nghi lễ như thế nào đúng không? Vậy hãy cùng duhochannhat khám phá những nét đẹp đặc trưng trong phong tục đám cưới truyền thống Nhật Bản ngay bài viết dưới đây và xem đám cưới ở Nhật Bản có gì khác biệt so với văn hóa cưới hỏi tại Việt Nam mình nhé!

Đám cưới ở Nhật Bản phải xem ngày trước

Người Nhật Bản cũng có phần mê tín giống như người Việt Nam chúng ta, họ coi ngày tổ chức hôn lễ là một ngày vô cùng trọng đại.

Độc đáo với phong tục đám cưới truyền thống ở Nhật Bản

Do vậy, việc lựa chọn ngày tốt tổ chức đám cưới sẽ mang đến hôn nhân hạnh phúc bền lâu, con cháu đề huề và công việc sau này thuận buồm xuôi gió. Đây cũng chính là lý do tại sao đám cưới của người Nhật Bản luôn được 2 bên gia đình xem xét rất kỹ lưỡng.

xem ngay:  Dân số Nhật Bản hiện nay là bao nhiêu, đứng thứ mấy thế giới?

Ngoài ra, người Nhật còn quan niệm rằng mùa thu và mùa xuân chính là 2 mùa lãng mạn nhất trong năm để tổ chức lễ cưới. Những tập tục còn lưu giữ lại cùng với sự tiếp nhận nền văn hóa của các nước, khiến văn hóa đám cưới Nhật Bản đã được chia làm 2 kiểu chính như sau: đám cưới Nhật Bản truyền thống và đám cưới hiện đại.

Dù là ở bất cứ kiểu cưới nào thì cặp vợ chồng vẫn phải nhận được sự chấp nhận của pháp luật.

Phong tục đám cưới truyền thống của người Nhật Bản

– Trao lễ vật

Trao lễ vật diễn ra khi thực hiện nghi thức đính hôn (Yuino), thời điểm này là lúc hai gia đình gặp mặt. Hiện nay thì nghi thức này đã không còn thịnh hành như trước nữa, nhưng các cặp vợ chồng vẫn thực hiện sau khi cầu hôn thành công.

Món quà thường là Shiraga (sợi gai) tượng trưng cho cuộc sống viên mãn đến đầu bạc răng long hoặc chiếc quạt biểu tượng cho sự phát triển và giàu có, tất cả đề thể hiện niềm lạc quan trong hôn nhân

– Đám cưới Nhật Bản được thực hiện theo nghi thức đạo Shinto

Theo truyền thống Nhật Bản, cặp đôi sẽ được làm đám cưới theo kiểu Shinto (Thần đạo) tại một ngôi đền do một tu sĩ cử hành. Sau khi làm lễ cưới ở đền thì các nghi lễ chính được tổ chức ở nhà chú rể.

xem ngay:  Tính cách của người Hàn Quốc - Những đặc điểm thú vị riêng biệt

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm mọi thông tin về đất nước Nhật Bản trên languagelink.com.vn/duhoc, mọi thông tin luôn được cập nhật trực tiếp trên báo Nhật Bản hôm nay liên tục mỗi ngày.

Đám cưới Nhật Bản được thực hiện theo nghi thức đạo Shinto

– Cô dâu chú rể trong những bộ trang phục cưới truyền thống

Trong đám cưới của Nhật Bản, cả cô dâu và chú rể đều phải thay rất nhiều bộ quần áo truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt là cô dâu. Thông thường, trong một đám cưới truyền thống thì cả cô dâu và chú rể đều mặc bộ kimono.

Chú rể sẽ mặc bộ montsuki là một dạng kimono trang trọng màu đen và cô dâu mặc shiromaku là một bộ kimono trắng truyền thống. Khi diện chiếc kimono truyền thống này sẽ thể hiện sự thuần khiết, mang ý nghĩa cô dâu sẽ trở thành một thành viên màu sắc trong gia đình nhà chồng.

Ngoài ra, cô dâu sẽ được đội một chiếc mũ dài trắng để giúp người phụ nữ sẽ không ghen tuông mù quáng mà trở thành một người vợ hiền đảm..

– Rượu giao bôi

Rượu giao bôi chính là nghi thức xuất hiện trong phong tục đám cưới ở Nhật Bản truyền thống. Trước khi cặp đôi uống rượu giao bôi thì họ sẽ được thanh tẩy để xua đuổi đi những linh hồn quỷ dữ.

Cô dâu và chú rể uống rượu sake từ 3 chiếc cốc khác nhau (gọi là sakazuki) và mỗi cốc 3 ngụm sẽ thay cho lời thề cưới hỏi. Khi đã uống rượu giao bôi thì sau đó cha mẹ sẽ nhấp một ngọn để tượng trưng cho việc kết giao giữa hai gia đình.

xem ngay:  Kinh nghiệm khám bệnh ở Hàn Quốc - Chi phí khám bệnh, dịch vụ y tế tại Hàn

Mỗi ngụm rượu ở từng chiếc cốc đều thể hiện một ý nghĩa độc đáo riêng biệt như sau: 3 ngụm đầu tượng trưng cho bố mẹ hai bên và cặp đôi vợ chồng mới cưới, 3 ngụm thứ hai thể hiện sự căm ghét, mê muội và ngu dốt còn 3 ngụm cuối là mong muốn không mắc phải những sai lầm trên.

Phong tục cưới hỏi của người Nhật Bản cũng như các nghi lễ truyền thống độc đáo nơi đây, luôn đem đến nhiều điều thú vị cho các bạn học sinh – sinh viên du học Nhật Bản, khách du lịch nước ngoài,…Hãy tham gia tuyển sinh du học Nhật Bản để có được những trải nghiệm thú vị nhất tại đất nước mặt trời mọc.

Related Posts

Add Comment